Cẩm nang lập trình về học lập trình Với sự phát triển của công nghệ cũng như mạng xã hội, chưa bao giờ nghề lập trình viên lại trở nên hot như vậy. Cùng với đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT cao nhất trong lịch sử. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Không ít người hết lời ca ngợi nghề lập trình viên là “nghề hái ra tiền” bởi mức lương tới hàng chục triệu đồng.
Chính vì vậy, người người nhà nhà đang đổ xô đi học lập trình. Họ có thể là học sinh lớp 12 định hướng thi Đại học ngành CNTT, người cần học nghề, người đang làm trong lĩnh vực khác muốn chuyển nghề… Tuy nhiên, đối với những người chưa có nền tảng CNTT, việc trở thành một lập trình viên là một chặng đường dài. Bài viết này chia sẻ tất tần tật những gì liên quan đến: “Học lập trình cho người mới bắt đầu”.
Lập trình và ứng dụng của lập trình trong cuộc sống
Lập trình là sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các công cụ, tiện ích để viết mã lệnh. Xây dựng nên các chương trình và ứng dụng có thể chạy trên máy tính, thiết bị điện tử. Nhằm phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống: học tập, làm việc, vui chơi giải trí.
“Lập trình”, thuật ngữ tưởng mang nặng tính chuyên ngành nhưng lại vô cùng gần gũi với chúng ta. Lập trình tạo ra những thứ vô cùng thiết thực trong cuộc sống:
Hệ thống Blog, Website, Mạng xã hội… Những nơi mà hàng ngày chúng ta vẫn thường truy cập để cập nhật tin tức, để bán hàng, để chia sẻ thông tin.
Các phần mềm ứng dụng quản lý. Nhờ đó, những người kế toán, thu ngân… có thể dễ dàng vận hành được cả một lượng số liệu đồ sộ chỉ bằng vài cú click chuột.
Các game trên máy tính, trên di động cũng là một sản phẩm từ lập trình.
Và còn vô số những ứng dụng hữu ích khách của lập trình mà ta chưa thể kể hết.
Cẩm nang lập trình PHP
PHP là mã nguồn mở, miễn phí, hỗ trợ người dùng xây dựng website với chi phí tiết kiệm nhất. Nhờ đó, PHP đã trở nên phổ biến một cách rất nhanh chóng trong những năm qua. Ngay cả những ông lớn như Facebook, Yahoo!, Wikipedia cũng sử dụng tới PHP.
Bên cạnh đó, một điểm mạnh khác của PHP đó là có khá nhiều CMS, Framework được xây dựng từ PHP giúp rút gọn quá trình tạo một website. Vì vậy, trên thế giới có khá nhiều lập trình viên sử dụng PHP để xây dựng dự án cho riêng họ hoặc cho khách hàng của họ.
Java (Cẩm nang lập trình)
Cẩm nang lập trình Xét về mức độ phổ biến, Java cũng không kém phần PHP. Đây là ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều thứ 3 trên thế giới. Nhắc đến Java là nhắc đến những ứng dụng phần mềm trên di động. Nhưng thực tế, ngôn ngữ này còn làm được nhiều điều hơn thế. Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có đặc trưng sâu sắc dựa trên lớp (class-based), được thiết kế để có thể hoạt động đa nền tảng. Do vậy, một nhược điểm không thể không nói của Java đó là sự phức tạp và khó nắm bắt.
Python
Được phát triển từ những năm 80s bởi Guido van Rossum, Python cũng năm trong danh sách ngôn ngữ lập trình phổ biến và dễ tiếp cận. Python là ngôn ngữ mã nguồn mở và sử dụng miễn phí, thậm chí cho các ứng dụng thương mại. Theo đó, Python cho phép các lập trình viên tạo ra một số lượng lớn code dễ đọc trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng Python cũng là một ngôn ngữ dynamic, hỗ trợ hướng đối tượng và có phong cách lập trình chức năng như những ngôn ngữ khác. Bởi tính mềm dẻo, Python là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay.
C và C++
Cẩm nang từ A – Z về học lập trình C và C++ là khá quen thuộc với hầu hết các sinh viên trong ngành công nghệ thông tin. Bởi, hai ngôn ngữ này thường được đưa vào chương trình giảng dạy ngay từ những năm đầu. C/ C++ được mệnh danh là nền tảng của khoa học máy tính và lập trình. Tuy nhiên, C và C++ được đánh giá là rất khó để học. Dù vậy, nếu nắm được chắc hai ngôn ngữ này, bạn có khả năng học sang ngôn ngữ khác rất nhanh bới hầu hết các ngôn ngữ đều được phát triển từ một hay một vài khái niệm của C/ C++. Cẩm nang lập trình
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được hỗ trợ và tư vấn miễn phí: